1. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản:
Bảo toàn tài sản doanh nghiệp của bạn một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Đối tượng bảo hiểm:
Tài sản bao gồm: tài sản cố định, vật kiến trúc (nhà cửa, kho tàng, văn phòng…), hàng hóa lưu kho, nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất… của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ…
Phạm vi bảo hiểm:
Toàn bộ tổn thất vật chất xảy ra bất ngờ đối với tài sản đã được bảo hiểm, do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm và vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm.
2 . Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc :
Đáp ứng yêu cầu thiết thực của các cá nhân, tổ chức; bảo toàn tài sản cũng như thực hiện đúng yêu cầu Pháp lý quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như Nghị định số 130/2006/NĐ – CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ và thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính.
Đối tượng bảo hiểm:
– Nhà cửa, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo (không bao gồm giá trị đất đai, nền móng).
– Máy móc thiết bị.
– Hàng hoá lưu kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), vật tư.
– Tài sản khác.
Phạm vi bảo hiểm:
Tổn thất vật chất bất ngờ gây ra do cháy, nổ không lường trước được xảy ra đối với các tài sản được bảo hiểm theo danh mục tài sản mà Người được bảo hiểm kê khai. Trong đó:
– Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.
– Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ thiệt hại tới bản thân nồi hơi, bình chứa, máy móc sử dụng áp lực và chất liệu chứa trong đó.
3. Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt:
Đối với những thiệt hại về tài sản bởi những nguyên nhân cháy thông thường thì loại hình bảo hiểm này còn đảm bảo sẽ khắc phục bồi thường cho quý doanh nghiệp những thiệt hại về tải sản vật chất gây ra bởi những rủi ro đặc biệt khác.
Đối tượng bảo hiểm:
Tài sản tại các xí nghiệp sản xuất, trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ, bao gồm: nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hoá, nguyên vật liệu, kho hàng, trụ sở, văn phòng làm việc…
Phạm vi bảo hiểm:
– Các rủi ro có thể lựa chọn: Cháy (A); Nổ (B); Máy bay rơi (C); Gây rối, đình công, công nhân bế xưởng (D); Hành động ác ý (E); Động đất, nủi lửa phun (F); Giông bão (G); Giông bão, lụt (H); Thiệt hại do nước thoát ra từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước (I); Đâm va do xe cơ giới hay động vật (J).
– Các rủi ro chính : cháy, sét, nổ.
– Các rủi ro phụ: đình công, bế xưởng, hành động ác ý, giông bão, lũ lụt, đâm va, động đất, nổ nồi hơi và hoặc các thiết bị bình chứa hơi đốt, rò rỉ nước từ hệ thống Sprinkler…
4. Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân:
Bảo hiểm cho những tổn thất về tài sản bị rủi ro bất ngờ và không lường trước được tại ngôi nhà có tham gia bảo hiểm với giá trị bồi thường tương đương với giá trị phần tổn thất.
Đối tượng bảo hiểm:
– Bảo hiểm ngôi nhà gồm: tài sản cố định, vật kiến trúc.
– Bảo hiểm tài sản bên trong nhà gồm: tài sản được lắp đặt cố định và không cố định.
Phạm vi bảo hiểm:
Bồi thường cho mọi thiệt hại vật chất của các đối tượng bảo hiểm do các nguyên nhân cháy, nổ, sét đánh, thiệt hại do nước, tiền cho thuê nhà bị thất thu do thiệt hại được bảo hiểm, các chi phí pháp lý…
5. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:
Là giải pháp cho những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải: công việc kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ do thiệt hại tài sản hay một phần tài sản được bảo hiểm với mục đích kinh doanh. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sẽ cung cấp nguồn tài chính cho người được bảo hiểm để giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và khôi phục hoạt động kinh doanh như trước khi sự cố xảy ra.
Đối tượng bảo hiểm:
Lợi nhuận bị mất đi do hoạt động sản xuất kinh doanh của Người được bảo hiểm bị gián đoạn.
Phạm vị bảo hiểm:
– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh bồi thường cho mất “lợi nhuận kinh doanh” và các “chi phí cố định” mà người được bảo hiểm phải tiếp tục chi trả trong khi hoạt động kinh doanh đã bị đình trệ, cản trở hoặc bị ảnh hưởng do có sự cố tổn thất tài sản tại cơ sở kinh doanh của người được bảo hiểm.
– Lợi nhuận kinh doanh + Chi phí cố định tạo thành “Lợi nhuận gộp”, là cơ sở của số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp gián đoạn kinh doanh xảy ra khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, người bảo hiểm được bồi thường dựa trên các chi phí được bảo hiểm trừ đi các khoản lỗ.
6. Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng:
Là giải pháp bảo vệ tài sản cho văn phòng làm việc của doanh nghiệp, nhằm hạn chế tối đa tổn thất kinh tế.
Đối tượng bảo hiểm:
– Tòa nhà
– Các tài sản văn phòng
– Tài sản cố định
Phạm vi bảo hiểm:
– Tài sản được đặt trong văn phòng hay được di dời tạm thời trong phạm vi lãnh thổ, được bảo hiểm đối với những tổn thất hoặc thiệt hại bất ngờ
– Chi phí sửa chữa ngôi nhà và các phần hư hỏng
– Chi phí hợp lệ theo đúng thủ tục…
7. Các loại hình bảo hiểm khác:
– Bảo hiểm tiền
– Bảo hiểm trộm cướp
– Bảo hiểm lòng trung thành
– Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp…
Kế toán dịch vụ thu thập và ghi nhận thông tin chứng từ vào sổ kế toán.
Ngày đăng : 06.07.2019
Kế toán dịch vụ khai báo thuế cho khách hàng
Ngày đăng : 06.07.2019
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Ngày đăng : 09.07.2018
THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ
Ngày đăng : 06.07.2018
DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN – TNCN
Ngày đăng : 06.07.2018
DỊCH VỤ KẾ TOÁN GIÁ RẺ TẠI BÌNH DƯƠNG
Ngày đăng : 04.07.2018
QUY TRÌNH – TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ngày đăng : 21.06.2018
DỊCH VỤ KẾ TOÁN GIÁ RẺ TẠI BÌNH DƯƠNG
Ngày đăng : 26.05.2018
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN GIÁ RẺ TẠI BÌNH DƯƠNG
Ngày đăng : 30.12.2017
DỊCH VỤ KẾ TOÁN GIÁ RẺ TRỌN GÓI TẠI BÌNH DƯƠNG
Ngày đăng : 30.12.2017
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CHẤT LƯỢNG TIN CẬY TẠI BÌNH DƯƠNG
Ngày đăng : 23.12.2017
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Ngày đăng : 23.12.2017